Hai tàu A và B cách nhau một khoảng cách a đồng thời chuyển động thẳng đều với cùng độ lớn v của vận tốc từ hai nơi trên một bờ hồ thẳng.
Tàu A chuyển động theo hướng vuông góc với bờ trong khi tàu B luôn luôn hướng về tàu A. Sau một thời gian đủ lâu, tàu B và tàu A chuyển động trên cùng một đường thẳng nhưng cách nhau một khoảng không đổi. Tính khoảng cách này.
Hướng dẫn giải:
Gọi B’ là hình chiếu của B trên phương xx’ (phương chuyển động của tàu A). Tại thời điểm t, giả sử góc hợp bởi phương xx’ và đường nối hai tàu AB là \( \alpha \).
Ta có: \( {{v}_{A}}={{v}_{B}}=v;\text{ }{{v}_{{{B}’}}}=v\cos \alpha \)
\( \Rightarrow {{v}_{BA}}={{v}_{A{B}’}} \), nghĩa là B lại gần A bao nhiêu thì A ra xa B’ bấy nhiêu.
\( \Rightarrow BA+{B}’A=const \) (1)
+ Ban đầu, ta có: \( AB=a;\text{ }{B}’A=0\text{ }(A\equiv {B}’) \)
\( \Rightarrow BA+{B}’A=a \) (2)
+ Khi hai tàu ở trên cùng đường thẳng thì \( B\equiv {B}’ \)
\( \Rightarrow BA={B}’A=d \) (3)
+ Từ (2) và (3) suy ra: \( d=\frac{a}{2} \)
Vậy, khi hai tàu chuyển động trên cùng một đường thẳng với khoảng cách không đổi thì khoảng cách đó là \( d=\frac{a}{2} \).
Hỏi Đáp Vật Lý! được xây dựng trên WordPress